Bạo lực tinh thần, thể xác bủa vây
Sinh ra trong gia đình có bố mẹ không mấy hòa thuận, Trung nói, cuộc sống của mình những năm đầu cấp 2 “chẳng mấy bình yên”.
“Mỗi buổi sáng thức dậy, mỗi buổi chiều nấu cơm trong bếp hay mỗi buổi tối trước khi đi vào giấc ngủ đều thường xuyên diễn ra trong khung cảnh bố mẹ cãi nhau, đôi khi chỉ vì những vấn đề nhỏ nhặt như tiền bạc, cũng đem lại cho em áp lực rất lớn.
Cùng thời điểm đó, em lại là nạn nhân của bạo lực học đường. Bố mẹ đi làm từ sớm tới tối muộn, bạn bè xung quanh không ai dám ra mặt giúp đỡ, em không biết phải tâm sự với ai. Em dần thu mình lại, cam chịu vì không biết làm thế nào để vượt qua sự bất lực đó”.
Sống trong cảm xúc tiêu cực suốt một khoảng thời gian dài, Trung dần trở nên nhạy cảm hơn với những lời đánh giá và nhận xét của những người xung quanh.
“Em luôn so sánh điểm yếu của mình với điểm tích cực của người khác và cảm thấy mình thua kém về mọi mặt. Lâu dần, em chỉ thấy những điểm tiêu cực của bản thân.
Chính vì vậy, mỗi khi đối diện với một cơ hội quan trọng, trong đầu em lại văng vẳng lên câu nói “mày sẽ không làm được đâu” thuyết phục em từ bỏ, rồi em lắc đầu và thu mình trong sự dằn vặt.
Không ngừng dấn thân và trải nghiệm
Cảm thấy “liên tục trượt dài” trong vòng lặp của sự tự ti quá dài và quá sâu, Trung cảm thấy hoảng sợ. Em quyết tâm phải thay đổi, mà trước hết bắt đầu từ thế mạnh của mình, đó là học và sử dụng ngoại ngữ.
Trung nhận ra trước nay, dù rất chăm chỉ nhưng bản thân vẫn không thể nghe nói thành thạo giống như người bạn của mình – chủ yếu ngồi xem phim Trung nhưng kỹ năng nghe nói rất tốt. Cậu cũng thấy rằng, điều quan trọng của việc học ngoại ngữ là phải tạo ra môi trường để “đắm chìm trong ngôn ngữ ấy”.
Vì vậy, Trung bắt đầu lên kế hoạch gắn mọi thói quen hàng ngày với các nội dung bằng tiếng Trung và tiếng Anh.
“Em bắt đầu xem phim, nghe podcast hàng ngày bằng tiếng Trung; luyện nói một mình khi chạy bộ; viết nhật ký bằng ngoại ngữ; dành thời gian đi tour tối thiểu 1 lần/ tuần; tham gia một số cuộc thi như Tranh biện tiếng Hoa;…
Nhờ vậy, em không cần phải sắp xếp thời gian biểu dành riêng cho việc học ngoại ngữ mà vẫn có thể học và sử dụng gần như toàn bộ thời gian trong ngày”.
Với những kinh nghiệm tích lũy được, tháng 7/2021, Trung quyết định lập ra kênh Người Tích lũy. Đây là nơi cậu bắt đầu tập viết lách, chia sẻ về phương pháp học ngoại ngữ, nghề biên phiên dịch, thói quen tích cực và năng suất làm việc,… Dự án đã biến Trung từ một người luôn nhút nhát, tự ti về bản thân thành một người dũng cảm và mạnh dạn chia sẻ giá trị tới mọi người xung quanh.
Ngoài ra, Trung còn mở các lớp dạy tiếng Trung miễn phí. Cậu cho rằng, dạy học cũng là cách để tự dạy. Học viên của lớp có độ tuổi trải dài từ những em học sinh cấp hai cho đến những người đi làm đã ngoài 40 tuổi.
"Dạy nhiều đối tượng như vậy đòi hỏi sự kiên nhẫn, khả năng lắng nghe, giao tiếp và truyền đạt. Sau một thời gian đi dạy, em nhận ra bản thân có sự thay đổi tích cực là trưởng thành, tự tin hơn, biết cách sắp xếp công việc một cách hiệu quả" Trung chia sẻ.
Hiện tại, các lớp học online của Trung vẫn đang diễn ra hàng tuần, với số lượng từ 6-8 học viên mỗi lớp.
Một dấu mốc được Trung xem là bước ngoặt khiến bản thân “thay đổi mạnh mẽ” là khi cậu nghe tin Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đang tuyển MC cho bản tin tiếng Trung.
Trung xem đây là cơ hội tốt để thử thách và tôi luyện bản thân, vì vậy đã thử tham gia ứng tuyển.
Tuy nhiên khi ấy, cậu đã bị từ chối vì kỹ năng chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của Đài.
Thất vọng nhưng không nhụt chí, Trung đã dành ra 4 tháng ròng để tự luyện đọc, luyện cách nhả chữ, cải thiện chất giọng và phong thái dẫn.
Lần thứ hai ứng tuyển lại, Trung được người phụ trách đồng ý cho dẫn thử. Nắm bắt cơ hội này, trong vòng 1 tháng, cậu liên tục xin lên Đài để luyện đọc và tập dẫn trước máy quay. Các kỹ năng đã thuần thục hơn, nhưng Trung tiếp tục bị từ chối vì thân hình chưa phù hợp với việc làm MC cho chương trình.
Không chịu từ bỏ, Trung lại cố gắng ăn, thay đổi kiểu tóc và cách ăn mặc. Cậu sau đó đã tăng 5kg chỉ sau vỏn vẹn 1 tháng. Đó cũng là lúc khao khát được vào Đài làm việc của Trung được thực hiện.
Từ một người luôn cảm thấy sợ hãi khi phải đứng trước đám đông, giờ đây, Trung có thể tự tin dẫn bản tin thời sự mà không còn “run bần bật” trước ống kính máy quay.
Mới đây, Trung còn được mời làm diễn giả cho chương trình TEDxHANU để truyền đi thông điệp “Vượt qua mặc cảm tự ti”.
“Đối với một người cứ lên sân khấu lại run bần bật như em, đây là một điều không tưởng”, Trung chia sẻ.
Để tạo ra sự thay đổi này, Trung nói, bản thân đã phải chăm chỉ và nỗ lực không ngừng nghỉ.
Cũng nhờ vậy, cậu nhận ra rằng, mỗi người đều mang những thế mạnh và sứ mệnh riêng. Điều cần làm là không ngừng dấn thân và trải nghiệm để hoàn thiện mình mỗi ngày”.
Huyền My
Thầy Bình cho rằng việc mặc đồng phục đến trường giúp học sinh không mặc cảm vì sự phân biệt giàu nghèo.
Nếu cho học sinh ăn mặc tự do khi đến trường sẽ xuất hiện tình trạng gia đình có điều kiện cho con ăn mặc theo mốt thời thượng, gia đình nghèo cho con ăn mặc giản đơn, như vậy, ngay trong một lớp học đã có sự khác biệt.
Thậm chí, không tránh khỏi việc học sinh đua đòi, bắt ép bố mẹ phải mua trang phục thời trang để ganh đua với các bạn trong lớp.
'Bộ đồng phục còn phản ánh thương hiệu, giá trị, hình ảnh của từng trường trong môi trường giáo dục.
Khi đến trường chung màu áo, các em sẽ tự thấy gắn kết hơn, hay trên con đường từ nhà đến trường hay từ trường về nhà, các em sẽ có trách nhiệm với bộ đồng phục đang mặc.
Thời gian qua, tôi đã nghe nhiều chuyện tiêu cực về bộ đồng phục ở những cơ sở giáo dục khác.
Tôi cho rằng các nhà trường nên cải tiến chất liệu đồng phục để giúp học sinh thoải mái hơn khi tham gia các hoạt động trong trường, vừa đảm bảo mát về mùa Hè và ấm về mùa Đông', thầy Bình cho hay.
Tất nhiên, theo thầy hiệu trưởng, không thể có một bộ đồng phục đáp ứng tất cả các yêu cầu nên khi thời tiết quá lạnh, nhà trường có thể linh động cho phép học sinh không phải mặc đồng phục mà mặc đồ đảm bảo đủ ấm.
Ngoài ra, bộ đồng phục cũng cần cải tiến cả về thời trang, màu sắc cũng như kiểu dáng vì học sinh thời nay, nhất là học sinh thành phố, luôn muốn có một bộ đồng phục thật đẹp. Nếu đồng phục lạc hậu về kiểu dáng, các em sẽ không thích.
Ngoài ra, bộ đồng phục cần phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa phương nên giá cả cũng là vấn đề cần lưu ý.
Nhà trường nên coi việc mặc đồng phục là tự nguyện từ phía học sinh và phụ huynh. Trường nên phối hợp với cha mẹ học sinh cũng như đoàn thanh niên lên ý tưởng thiết kế đồng phục chứ không nên áp đặt.
Hơn nữa, trường cũng chỉ nên quy định đồng phục mùa Đông, mùa Hè, đồng phục thể dục chứ không nên 'bày vẽ' nhiều loại, gây tốn kém cho cha mẹ học sinh.
'Ở trường Lương Thế Vinh, bộ đồng phục năm nay có thay đổi so với năm ngoái, thời trang hơn, chất liệu đẹp hơn. Bộ trang phục được ban giám hiệu cùng cha mẹ học sinh, đoàn thanh niên góp ý và lựa chọn.
Ở góc độ nhà trường, tôi cho rằng đồng phục giúp quản lý học sinh dễ hơn, tạo môi trường đẹp mắt, văn minh hơn. Hơn nữa, quy định mặc đồng phục khi đi học sẽ giúp các em có vẻ ngoài lịch sự, đồng bộ và đúng với tác phong mà học sinh cần có.
Đây cũng là cách để tránh việc học sinh ăn mặc lòe loẹt, sặc sỡ, không phù hợp với môi trường học đường', thầy Bình khẳng định.
Hiện nay, nhiều trường quy định học sinh phải mặc đồng phục tất cả các ngày. Có những trường quy định 'thoáng' hơn, như cho một ngày học sinh được mặc đồ tự do, miễn đảm bảo tính lịch sự và phù hợp.
Nói về điều này, thầy Bình cho hay: 'Cách làm cởi mở như thế rất hay. Sẽ có ngày các em được ăn mặc thoải mái nhưng không quá ngắn, quá mỏng, không phù hợp với thuần phong mỹ tục'.
Đồng phục, tưởng chỉ là một câu chuyện nhỏ liên quan đến quần áo. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ quyền tự do biểu hiện bản sắc, phong cách, cá tính, tự do lựa chọn của từng em học sinh, và điều kiện hoàn cảnh từng gia đình thì đằng sau câu chuyện đồng phục có lẽ cũng có nhiều điều cần trao đổi, nhìn nhận lại.
Ban Giáo dục báo VietNamNet mở diễn đàn: "Học sinh có cần mặc đồng phục không?".
Mời bạn đọc gửi ý kiến về: [email protected]. Xin cảm ơn!
Nhận được cái gật đầu của Sir Jim Ratcliffe, bộ phận thể thao MUđang lên kế hoạch đưa Harry Kane trở lại bóng đá Anh ngay trong mùa hè năm nay.
Harry Kane là mục tiêu hàng đầu của MU những năm qua. Tuy vậy, mùa hè vừa qua "Quỷ đỏ" thất bại trong cuộc đua với Bayern Munich nên chuyển sang ký Rasmus Hojlund.
Theo các nguồn tin từ Anh, MU quyết tâm kéo Harry Kane về Old Trafford. Đội trưởng tuyển Anh là nhân tố được kỳ vọng phát triển khía cạnh bóng đá lẫn thương mại.
HLV Thomas Tuchel, người đứng sau thương vụ Harry Kane, rời Bayern Munich cuối mùa này. MU xem đây là cơ hội để giành chữ ký của cựu tiền đạo Tottenham.
Chelsea đẩy nhanh mua Osimhen
Những nguồn tin từ Italy cho biết, Chelsea đang đẩy nhanh quá trình đàm phán với Napoli về thương vụ chuyển nhượng chân sút Victor Osimhen.
Chelsea, đội vừa có chiến thắng quan trọng trước Newcastle, hứa hẹn trải qua cuộc cải tổ mạnh mẽ trong mùa hè với nhiều cuộc chia tay, đồng thời Osimhen đến Stamford Bridge theo chiều ngược lại.
Sau khi trở về từ giải vô địch châu Phi, Osimhen có phong độ khá tốt. Bên cạnh đó, tiền đạo người Nigeria cũng đề cập khả năng chia tay Napoli vào cuối mùa giải.
Người đại diện Roberto Calenda gần đây xác nhận sự quan tâm từ Premier League. Riêng chân sút 25 tuổi tâm sự với người thân rằng anh thích Chelsea hơn các CLB khác.
Liverpool liên hệ trở lại Guehi
Theo báo chí Anh, Liverpool đang trở lại bàn đàm phán với hy vọng có trung vệ Marc Guehi trong kỳ chuyển nhượngmùa hè.
Các quan chức Liverpool sớm xây dựng dự án bóng đá mới, để duy trì tính liên tục và sự cạnh tranh sau khi Jurgen Klopp rời sân Anfield.
Trung vệ 23 tuổi được Klopp và đội ngũ thể thao hiện tại của Liverpool đánh giá cao. Anh cùng Konate sẽ là cặp trung vệ tương lai của "The Kop".
Đối thủ của Liverpool trong cuộc chiến giành Guehi là MU. Crystal Palace sẽ không để cầu thủ ngôi sao của mình ra đi một cách dễ dàng.
Các tin tức chuyển nhượng mới nhất- GĐTT Deco của Barcelona đang chuẩn bị kế hoạch chiêu mộ Luis Diaz. Để thành công, trước tiên CLB xứ Catalunya phải bán Raphinha.
- Bryan Gil đang trên đường rời Tottenham trở lại La Liga, nơi anh được các CLB Sevilla, Mallorca và Real Sociedad liên hệ.
- PSG đang xem xét chia tay Carlos Soler. Cầu thủ người Tây Ban Nha không thể hiện được mình nên HLV Luis Enrique muốn tìm giải pháp mới.
- Sau Chelsea, Tottenham cũng muốn có chữ ký Nico Williams. Tuyển thủ Tây Ban Nha có điều khoản phá vỡ hợp đồng với Sociedad giá 50 triệu euro.
- MU và Tottenham đang theo dõi tình hình Vitor Roque. Tiền đạo 19 tuổi người Brazil gia nhập Barca từ tháng Giêng nhưng ít khi được Xavi sử dụng (mới đá 226 phút trên mọi mặt trận).
- Juventus và Napoli đang chạy đua tranh chữ ký Lewis Ferguson. Tiền vệ 24 tuổi người Scotland đang thi đấu nổi bật với Bologna, ghi 6 bàn và 4 kiến tạo.
" alt=""/>Tin chuyển nhượng 12/3: MU ký Harry Kane, Chelsea mua Osimhen